GỌI ĐỂ GIAO HÀNG 0876 678 688
Ngày 5-5, Tuổi Trẻ Online có trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Nam - chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - về điểm sáng gạo Việt xuất khẩu trong 4 tháng năm 2023. Ông Nam thông tin xuất khẩu gạo đạt 1,56 tỉ USD, tăng 54,5%, mức tăng trưởng cao nhất trong số các mặt hàng NÔNG SẢN XUẤT KHẨU chủ lực.
"Nguyên do là tháng 4 này, giá gạo Việt Nam tăng mức cao nhất trong hai năm. Giá gạo Thái Lan và Ấn Độ đều có xu hướng tăng, giảm không ổn định, đặc biệt ở thời điểm cuối tháng giảm mạnh.
Giá gạo 5% tấm bán ra với mức 495 - 500 USD/tấn, tăng đến 50 USD/tấn so với tháng trước. Đây là kết quả của thu hoạch hết vụ đông xuân - vụ lớn nhất nước trong năm", ông Nam nói.
Theo chủ tịch VFA, những thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Úc và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam vì đang rất được người tiêu dùng các thị trường này ưa chuộng.
Là một doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gạo lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phạm Thái Bình - tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An - cũng chia sẻ những kết quả khả quan trong xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm, đặc biệt tháng 4.
Ông Bình thừa nhận hiện công ty có nhiều đơn hàng xuất sang các nước, nhất là thị trường EU.
"Hiện tại nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh. Thị trường gạo lắng xuống sau kỳ nghỉ lễ Songkran, lễ mừng năm mới của người Thái. Giá gạo tấm 5% của Việt Nam tăng rất mạnh… Đó là những yếu tố chính hội tụ để doanh nghiệp có những lợi nhuận cao cũng như mang về kim ngạch xuất khẩu lớn cho ngành hàng này", ông Bình nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 4 ước đạt 4,54 tỉ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính tổng 4 tháng, kim ngạch nông sản xuất khẩu đạt 15,66 tỉ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2022, xuất siêu 2,51 tỉ USD, giảm 37,7%.
Các nhóm hàng nông sản và chăn nuôi tăng (nông sản tăng 24%; chăn nuôi tăng 46,7%). Các mặt hàng thủy sản, lâm sản đều giảm (thủy sản giảm 28,6%; lâm sản giảm 29,8%).
Một số mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái như: cà phê tăng 2,5%; rau quả tăng 19,4%; hạt điều đạt tăng 3,4%... Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cao su, chè, hồ tiêu, sắn/khoai mì và sản phẩm sắn; gỗ và sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm…
Về thị trường xuất khẩu, 4 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất.
Giá lúa gạo đang ở mức cao
CÔNG HÂN
Tuy nhiên, giá này vẫn chưa là gì so với gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan đang ở mức 503 USD/tấn. Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), thông tin giá gạo hiện tại vẫn đang thấp hơn thời điểm tháng 2 khoảng 20 USD/tấn; vào giai đoạn đó Thái Lan đang tập trung giao gạo cho các nhà nhập khẩu khu vực Trung Đông.
Trong khi đó, giá gạo Pakistan đã đạt tới 523 - 533 USD/tấn, cao nhất từ trước tới nay và hơn bình thường ít nhất 60 USD/tấn. Nguyên nhân được cho là do sản lượng thấp khiến nguồn cung khan hiếm.
Ấn Độ, nguồn cung gạo lớn nhất thế giới cũng tăng 20 - 30 USD so với giá bình quân nhiều năm, hiện giá 453 USD/tấn.
Giải thích về con "sốt" giá gạo hiện nay, nhiều thương nhân ở ĐBSCL cho biết, do nắng nóng gay gắt nhiều nơi và các cảnh báo thời tiết về hiện tượng El Nino đang đến gần có khả năng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp của nhiều nước. Chính vì vậy, hiện thời các nước đang tích cực thu mua để phục vụ tiêu dùng trong nước và cả dự trữ về lâu dài, tránh bị động.
"Hiện Ấn Độ vẫn hạn chế xuất khẩu gạo, trong khi Trung Quốc, Indonesia, Philippines... và các nước châu Phi có nhu cầu lớn để đảm bảo an ninh lương thực. Điều này sẽ khiến giá lúa gạo tiếp tục ở mức cao và kéo dài cùng với hiện tượng El Nino", đại diện một doanh nghiệp lớn trong ngành lúa gạo nhận định.
Một nguyên nhân khác khiến lúa gạo tăng giá là tại Việt Nam và các nước lân cận, mùa thu hoạch đã kết thúc dẫn tới nguồn cung hạn chế. Từ cuối năm 2022, nhu cầu tiêu thụ gạo đã tăng dần khiến giá gạo luôn ở mức cao. Mới đây, VFA chính thức kiến nghị Bộ Công thương xem xét điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2023 từ 7 triệu tấn xuống 6,1 - 6,3 triệu tấn, do thiếu hụt nguồn cung.
Trong báo cáo mới nhất, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá lương thực trong tháng 4 đạt 127,2 điểm, cao hơn mức 126,5 điểm của tháng 3. Các mặt hàng kiến chỉ số này tăng là đường, thịt và gạo tăng.